Bài giảng E–Learning là gì?

Thứ tư - 12/07/2017 21:59
Chúng ta có lẽ đã nghe rất nhiều về bài giảng e - Learning. Vậy bài giảng e - learning là gì? Và để tạo ra một bài giảng e - Learning chúng ta phải thực hiện như thế nào? Hôm nay, xin giải đáp các thắc mắc trên của tất cả các thầy cô.
Bài giảng E–Learning là gì?

1. Khái niệm e-Learning

• E-Learning hay đào tạo trực tuyến là hình thức đào tạo thông qua việc sử dụng Internet, các phương tiện nghe nhìn hiện đại

• Đặc điểm của E-Learning là cho phép học tập mọi lúc mọi nơi

• Nội dung khoá học được phân phối tới các địa điểm học ở xa một cách đồng bộ (thời gian thực) hoặc không đồng bộ, sử dụng các phương tiện như tài liệu viết, hình ảnh, âm thanh, CD-ROM, hội nghị truyền thanh hoặc truyền hình…, với sự ứng dụng của các công nghệ tin học, Internet

Bài giảng E-learning
Bài giảng E-learning
 

2. Ưu điểm của e_Learning

a) Điều kiện và nhu cầu dạy và học

• Giải quyết bài toán về hiệu quả kinh tế giữa số lượng, mặt bằng cơ sở vật chất, giao thông, giữa mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

• Đào tạo theo nhu cầu, phù hợp với mọi đối tượng

• Tạo điều kiện học tập cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi.

• Tăng cường tính chủ động của người học

• Giá thành đào tạo thấp

• Giải quyết vấn đề thiếu hụt giáo viên cho các vùng sâu, vùng xa có nhu cầu về nhân lực.

• Đỡ mất công sức của giáo viên vì không phải viết quá nhiều

• Khả năng kết nối với các Trung tâm đào tạo khác trên thế giới. Bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại

• Tự động hóa quá trình kiểm tra cho điểm, theo dõi quá trình học tập trên mạng

b) Thời gian

• Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại

• Tiết kiệm thời gian viết cho giáo viên khi trình bày

• Có thể nới rộng thời gian học

• Học viên có thể tự điều tiết về thời gian học phù hợp cho riêng mình

c) Tài nguyên điện tử

• Sử dụng chung các tài nguyên học tập, bài giảng, giáo trình điện tử, tiết kiệm chi phí chuẩn bị bài giảng, sách giáo khoa.

• Sử dụng các phần mềm Tin học cho phép mô hình hóa bài giảng, thể hiện trực quan bằng các phương tiện truyền tải nhanh và nhiều tri thức.

• Tích hợp các dữ liệu trên Internet vào giáo trình

• Tài liệu, giáo trình được chuẩn bị kỹ và chịu sự kiểm tra, đánh giá của nhiều người (do công khai trên mạng) nên là những tài liệu có chất lượng.

language teaching
Bài giảng E-learning
 

3. HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN CỦA E-LEARNING

• Cần các kỹ thuật viên quản trị hệ thống

• Cần có đội ngũ giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

• Cần đội ngũ vừa am hiểu chuyên môn, vừa có thể ứng dụng công nghệ thông tin để tạo nên các tài nguyên điện tử có chất lượng

• Cần nhiều người cho công tác quản lý ở mỗi nơi triển khai

• Phải đầu tư cho chi phí trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của hạ tầng mạng

• Phụ thuộc quá nhiều vào tốc độ đường truyền và các thiết bị truyền

• Tương tác giữa giáo viên và học viên kém: thời gian chậm, không trực tiếp quan sát được biểu cảm trên nét mặt của người đối diện

• Phải theo dõi quá trình học tập của học viên thông qua diễn đàn, bài kiểm tra, bài thu hoạch,…, cách đánh giá này nhiều khi không khách quan.

• Khi thực hiện bài tập theo nhóm thì các học viên ở xa khó theo dõi.

1. Mở đầu:

• Bối cảnh hiện tại : Giáo viên đã rất quen và thạo soạn bài trình chiếu (presentation) bằng powerpoint. Nay, muốn chuyển qua công nghệ e-Learning một cách nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn. Câu trả lời: chỉ cần gài bổ sung phần mềm tạo bài giảng e - Learning.

• Các phần mềm tạo bài giảng e - Learning giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh của giáo viên (narration), có câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.

• Điều khẳng định là các phần mềm tạo ra bài giảng e - Learning tương thích với chuẩn quốc tế về eLearning là LMS, SCORM 1.2, and SCORM 2004, HTML and HTML5

• Bài viết này như là một cách để giúp giáo viên hiểu nhanh, ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại một cách đơn giản nhất; tránh mất thì giờ mày mò và tránh dùng phải các công nghệ lạc hậu.

2. Powerpoint khác Presenter thế nào?

• Powerpoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình và thuyết minh (giáo viên, báo cáo viên). Powerpoint rất mạnh và mềm dẻo trong việc soạn thảo. Vì vậy cần phải tận dụng.

• Các phần mềm tạo bài giảng e - Learning đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …

• Bài giảng điện tử e-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Bên cạnh đó xét về giá, nếu có mua thì cũng còn rẻ hơn nhiều lần so với một số phần mềm tạo bài trình chiếu do một số công ty khác trong nước sản xuất (đắt, cứng nhắc, bó hẹp trong một vài ứng dụng, không hợp chuẩn).

3. Các công cụ soạn bài giảng điện (Authoring tools)

   a) Adobe Captivate, phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt. Họ cũng cho tải về dùng thử 30 ngày. Adobe Authoware là công cụ e-Learning rất nổi tiếng.

   b) Daulsoft Lecture Maker là công cụ soạn bài giảng Multimdia. Dễ dùng và giá thích hợp.

   c) Microsoft Producer và LCDS: Miễn phí, tải về từ Internet.

   d) Camtasia của Techsmith: Công cụ ghi Multimedia và ghi tiến trình hoạt động Powerpoint (quay phim powerpoint).

      e) Ispring Sute 8
      f)  Master e - Learning (phần mềm của VN)

4. Chuẩn bị máy móc

• Ngoài máy tính và phần mềm phù hợp, thầy cô cần mua microphone và webcam để có thể tạo ra âm thanh, hình ảnh sinh động. Nếu mua được chiếc webcam Logitech Quickcam Pro 5000 thì quá tốt vì nó chứa cả microphone bên trong, ảnh đẹp. Tuy vậy giá thành Logitech webcam còn cao, khoảng 70-80 USD.

Có thể mua thiết bị Kworld Easycap, có thể nối máy ảnh số (có hình rất nét) thành webcam qua cổng USB.

 

Tác giả bài viết: XTH

Nguồn tin: giaovienphuoclong.net:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE
THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay604
  • Tháng hiện tại33,189
  • Tổng lượt truy cập952,659
XẾP HÀNG THI ĐUA TUẦN 1
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
12A 3
11A 2
10A 1
Xem chi tiết
VĂN BẢN

697/KH-SGDĐT

Kế hoạch tổ chức dạy học qua Internet, qua truyền hình

Lượt xem:222 | lượt tải:137

08/2020/TT-BGDĐT

Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông

Lượt xem:468 | lượt tải:0

19/2019/TT-BGDĐT

Thông tư Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên

Lượt xem:590 | lượt tải:88

1136/SGDĐT-GDCN-ĐTBD

Hướng dẫn thực hiện công tác BDTX CBQL, GV năm học 2018-2019

Lượt xem:319 | lượt tải:180

1297/SGDĐT-GDTrH

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2017-2018

Lượt xem:360 | lượt tải:408
Bản đồ dịch COVID-19 ở Việt Nam
User1
Thành viên
email1
   Email
Vanban
Văn Bản
Dowload

Download
Smas

QLĐ SMAS
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây